Giải đáp các thắc mắc thường gặp của học viên khi học bằng lái xe ô tô.

1. Các Loại Giấy Phép Lái Xe Tại Việt Nam ?

Theo  Điều 57 Luật số 36/2024/QH15 của Quốc hội: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ban hành ngày 27/6/2024, có hiệu lực từ 1/1/2025:

1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:

a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;

b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;

e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;

g) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

h) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;

i) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;

k) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

l) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

m) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

n) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

o) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

p) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

2. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1. Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.

3. Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người tương ứng.

4. Người điều khiển xe ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất.

2. Hồ sơ gồm những gì?

+ 10 ảnh 3×4 (tóc không che tai, chân mày, hình nền màu xanh dương đậm, không mang kính). Trung tâm hỗ trợ chụp miễn phí.

+ 1 CCCD photo (không cần công chứng, bạn mang bản gốc khi đi đăng ký hoặc có hình chụp là được). Nếu bạn không có căn cước có thể thay bằng passport.

+ 1 giấy khám sức khỏe tại các cơ sở tế đủ điều kiện khám sức khỏe học lái xe (bạn có thể đăng ký khám tại trung tâm để được ưu đãi).

3. Chúng tôi đăng ký thì bao giờ được đi học và học trong bao lâu?

Trung tâm khai giảng thường xuyên mỗi khóa, trong vòng 90 ngày (hạng B) sau khi khai giảng thì bạn sẽ được thi.

4. Điều kiện đăng kí học :

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi 18 tuổi đối với bằng B, sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.
– Người học lái xe để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong đó, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng B lên C1, B lên C, B lên D1, B lên BE, C1 lên C, C1 lên D1, C1 lên D2, C1 lên C1E, C lên D1, C lên D2, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE: thời gian lái xe an toàn từ 02 năm trở lên;

b) Hạng B lên D2, C lên CE, C lên D: thời gian lái xe an toàn từ 03 năm trở lên.
– Đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.

5. Chúng tôi  đi học thực hành ở đâu?

Trung Tâm sẽ có xe đưa đón bạn đi học thực hành (hạng B) tại các địa điểm sau:

– 328 Võ Văn Kiệt, Q1(Chợ Nga).

– Số 256 – 258 Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Quận 10(Nhà thi đấu Phú Thọ).
– 469 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7 (-TT Thương mại Lotte Mart ).
– Metro Q2.

6. Chúng tôi phải bắt đầu học như thế nào?

Trung tâm có phòng máy học lý thuyết, sân tập lái sa hình.

– Khi học lái bạn sẽ có giáo viên hướng dẫn và xe tập lái luôn có thắng phụ giúp giáo viên hướng dẫn có thể can thiệp bất cứ lúc nào.
– Với những người bắt đầu từ đầu phải mất một buổi học làm quen xe, các thao tác cơ bản để điều khiển xe.
– Với 1 số trường hợp đã biết lái cơ bản bạn sẽ được giáo viên cho lên sân học sa hình ngay trong buổi đầu tiên hoặc chạy tại các tuyến đường vắng. Các buổi sau, tùy vào kỹ năng của bạn, bạn sẽ được chạy tại các tuyến đường mật độ giao thông cao hơn, các tuyến quốc lộ để chạy đủ số km theo quy định.

7. Tôi học bao nhiêu buổi trong 1 khoá?

–  4 buổi lý thuyết ngay tại trung tâm hoặc học online.
–  Thực hành khoảng 5 đến 10 buổi học 1 kèm 1 (tùy thời gian rảnh của bạn).

8. Trung tâm thường đào tạo bằng xe gì?

Toyota vios đời mới có máy lạnh.

9. Học cả ngày tại TT thì chúng tôi ăn, nghỉ trưa như thế nào?

Không cần phải học cả ngày vì thời gian là do bạn chọn, bạn sẽ học lái xe khi nào bạn thấy rãnh. Bạn có thể học tối đa 10 giờ thực hành mỗi ngày, phải nghỉ 15 phút sau mỗi 2 giờ.

10. Hình thức thi như thế nào vậy?

Có 2 lần thi chính (gồm thi lý thuyết và thực hành):
– Lần 1 là thi tốt nghiệp: do Trung Tâm tổ chức, các bạn thi tại trường và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp nếu thi đỗ, nếu trượt thì trung tâm sẽ tổ chức cho bạn thi lại. Lần thi này không phải là thi cấp bằng lái.
– Lần 2 là thi sát hạch:  do Sở GTVT TP.HCM tổ chức cho tất cả những người đã đậu lần thi tốt nghiệp tại Trung Tâm, thi sát hạch thì có thêm phần thi đường trường.

11. Sau bao lâu thì có giấy phép lái xe ?

– Sau khi thi sát hạch khoảng 25 -30 ngày.

12. Đạt bao nhiêu điểm thì đậu?

– Phần thi lý thuyết nằm trong bộ 600 câu hỏi lý thuyết, bạn làm đúng 27/30 câu là đủ điểm đạt với hạng B, 22/35 đối với hạng C1, 36/40 đối với hạng C, 41/45 đối với hạng D1, D và D. Tuy nhiên trong bộ đề 600 câu sẽ có 100 câu hỏi điểm liệt, bạn làm sai 1 câu điểm liệt sẽ bị trượt kể cả đủ điểm đạt.

– Phần thi mô phỏng các tình huống nguy hiểm trên máy tính : 35/50 điểm là đạt. Có tất cả 120 tình huống lúc thi sẽ chọn 10 tình huống ngẫu nhiên. Mỗi tính huống nếu bạn bấm chính xác sẽ được 5 điểm, sai lệch 1 chút còn 4-3-2 điểm hoặc không có điểm.

– Thực hành sa hình có 11 bài thi tương ứng với 100 điểm và nếu bạn còn tối thiểu 80/100 điểm là đủ điểm đạt. Thực hành lái xe trên đường trường thực tế bạn phải lái khoảng 2km và còn tối thiểu 80/100 điểm là đạt.

13. Thời hạn của các loại giấy phép lái xe:

a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;

b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;

c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

–  Quá thời hạn dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe. Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.Vì thế quý học viên cần chú ý để đổi giấy phép lái xe đúng thời hạn(chỉ cần mang hồ sơ gốc + đơn xin cấp lại+ giấy khám sức khỏe(hạng A1, A, B1 thì không cần) lên SGTVT thì sẽ được cấp GPLX mới).